Sùi mào gà được biết đến là bệnh lý xã hội nguy hiểm bởi khả năng lây truyền một cách nhanh chóng trong cộng đồng người. Đặc biệt nếu mắc phải, bệnh gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Khi ở trong cơ thể và ngoài cơ thể, virus sùi mào gà sống bao lâu?
Theo các bác sỹ, tác nhân gây bệnh sùi mào gà là Human Papilloma virus (HPV). Chúng có thể thâm nhập vào cơ thể của một người thông qua hoạt động tình dục không sử dụng bao cao su, tiếp xúc da, niêm mạc trực tiếp, sử dụng chung vật dụng cá nhân đã nhiễm HPV hoặc mẹ truyền cho con khi sinh thường. Sở dĩ HPV có khả năng thâm nhập một cách dễ dàng vào vùng da, niêm mạc của khỏe mạnh nhờ HPV có kích thước siêu nhỏ, cỡ khoảng 50 namomet, nhỏ hơn rất nhiều lần so với tế bào của con người. Khi mắc phải sùi mào gà, trên vùng da, niêm mạc nhiễm bệnh ban đầu sẽ xuất hiện mụn sùi nhỏ, chỉ bằng một đầu que tăm nhưng theo thời gian sẽ lớn dần, liên kết với nhau tạo thành mảng có đường kính 2 – 3 cm nhìn giống mào của con gà.

Virus sùi mào gà sống bao lâu?

Virus sùi mào gà sống bao lâu là điều mà nhiều người thắc mắc. Ở bên trong cơ thể, tức là khi người bệnh đã dương tính với virus, nếu không có biện pháp can thiệp, HPV có thể tồn tại rất lâu và gây ra các đợt bùng phát triệu chứng. Nếu đã được điều trị, trong trường hợp hệ thống miễn dịch suy giảm thì HPV mới có khả năng bùng phát bệnh. Còn nếu không, khoảng 90% HPV bên trong cơ thể sẽ bị cơ thể đào thải nhờ các tế bào bạch cầu ức chế, tiêu diệt trong vòng 1 - 2 năm.
Nếu không có vật chủ, HPV không thể sống lâu ở môi trường bên ngoài quá 24h. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào chủng HPV. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, chủng HPV type 16 có sức sống mạnh nhất với khoảng 30% khả năng lây truyền kể cả khi bị tách ra khỏi cơ thể vật chủ trong 7 ngày.

Khả năng sống của HPV cũng phụ thuộc vào nhiệt độ. Chúng phát triển tốt, khả năng gây bệnh cao nếu điều kiện nhiệt độ khoảng 30 đến 40 độ C. Nếu nhiệt độ xuống thấp, chúng ở trong trạng thái “ngủ” chứ không hoàn toàn bị tiêu diệt. HPV chỉ chết khi điều kiện nhiệt độ trên 60 độ C.

Xem thêm: Bệnh sùi mào gà có đau không

Để điều trị sùi mào gà, các bác sỹ cần kiểm tra kích thước sùi, vị trí sùi xuất hiện và thông qua thăm khám các chỉ số cần thiết. Điều này giúp các bác sỹ lựa chọn được phương pháp thích hợp, an toàn, hiệu quả cho từng trường hợp bệnh nhân. Các chỉ định điều trị thường là sử dụng thuốc hoặc đốt sùi bằng thiết bị chuyên dụng. Thuốc được áp dụng trong trường hợp kích thước sùi nhỏ, vị trí sùi có thể quan sát và chấm (bôi) được thuốc. Mặt khác, đốt sùi bằng điện, laser hoặc áp lạnh bằng nitơ lỏng được áp dụng khi kích thước sùi lớn, mắt thường không thể nhìn thấy sùi, việc điều trị bằng thuốc không cho thấy hiệu quả.

Tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi, các bác sỹ không chỉ điều trị sùi mào gà theo phương pháp kể trên mà còn đặt thuốc Đông Y tùy từng trường hợp cụ thể. Việc sử dụng thêm thuốc Đông Y cho người bệnh có tác dụng giúp triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị và đặc biệt giảm thiểu tối đa bệnh tái phát thông qua việc tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, kích thích các tế bào ức chế, tiêu diệt HPV. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, nghỉ nghỉ ngơi hợp lý để hệ miễn dịch hoạt động tốt. Không hoạt động tình dục trong thời gian triệu chứng bệnh tái phát, sau điều trị nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để phòng tránh lây nhiễm cho bạn tình hoặc cho đến khi xét nghiệm không còn thấy sự hiện diện của HPV.