Cúng đầy tháng cho bé trai có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời của bé. Từ đây, bé được sự chứng nhận của gia tiên cũng như cộng đồng về sự tồn lại của mình và mọi người có trách nhiệm cưu mang, che chở cho bé.


1. Cúng đầy tháng cho bé trai khi nào?

Nhiều người nghĩ cúng đầy tháng nghĩa là vừa tròn 1 tháng thì tổ chức nghi lễ cúng. Tuy nhiên, theo phong tục từ thời xa xưa của người Việt thì suy nghĩ này là chưa đúng đắn. Nguyên tắc tính ngày cúng cho bé là “gái sụt hai, trai sụt một”. Nghĩa là, nếu bé trai sinh ngày 7 tháng 8 âm lịch thì tổ chức đầy tháng vào ngày 6 tháng 9 âm lịch. Còn với bé gái, nếu như sinh ngày 7 tháng 8 âm lịch thì tổ chức đầy tháng vào ngày 5 tháng 9 âm lịch.

Nhiều người cũng thắc mắc tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai theo lịch âm hay dương. Thông thường, người Việt Nam từ xưa vẫn tính ngày cúng đầy tháng theo lịch âm như các nghi thức cúng kiếng khác. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện đại, trong khi lịch dương được sử dụng phổ biến hằng ngày thì vẫn có thể tố chức cúng đầy tháng theo lịch dương. Cả hai cách tính này đều được, miến là thuận tiện cho gia chủ.


2. Cúng đầy tháng cho bé trai có ý nghĩa thế nào?

Việc tổ chức cúng đầy tháng cho bé trai trước tiên là để tạ ơn Mụ Bà không chỉ tạo ra đứa trẻ mà còn phù trợ cho đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh. Sau nữa là để trình báo về sự có mặt của một thành viên mới trong gia đình, họ hàng, cũng như cộng đồng xung quanh, mà trước đó nhiều người chưa được gặp.

Cúng đầy tháng là nghi lễ mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người – 1 thành viên mới trong xã hội, mà còn khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới này.

Cúng đầy tháng cho trẻ là một nghi lễ mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng dân gian. Qua đó thấy được 1 nét đẹp trong truyền thống văn hóa mang tính bản sắc của gia đình – xã hội. Đồng thời, lễ cúng đầy tháng còn là sự biểu hiện của các hoài vọng tốt đẹp, mà các thế hệ trước dành cho các thế hệ kế thừa.


3. Nghi lễ cúng đầy tháng thực hiện ra sao?

3.1 Về lễ vật

Mâm cúng đầy tháng cho bé trai phải đầy đủ lễ vật cho 12 Mụ Bà và 3 Đức Ông - những vị đã có công nặn ra đứa bé và phù hộ cho đứa bé khỏe mạnh chào đời.
  • Mâm lễ vật cúng 12 Mụ Bà gồm: chè, xôi, cháo, thịt quay, bánh hỏi... Mỗi loại xếp thành 12 đĩa (chén).
  • Mâm lễ vật cúng 3 Đức Ông gồm: 1 con gà luộc, ba đĩa xôi lớn, 1 tô chè lớn, 1 tô cháo lớn.

Ngoài những lễ vật trên, gia đình cần chuẩn bị đủ hương, hoa, trà, rượu, bánh kẹo trái cây và hàng mã. Tùy từng vùng miền và phong tục mà lễ vật cúng đầy tháng cho bé trai có thể khác nhau. Ngoài ra, về cách bố trí mâm lễ thì thường tuân theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Nghĩa là phía Đông đặt bình hoa còn phía Tây đặt lễ vật.


3.2 Về cách khấn

Sau khi bày đầy đủ các lễ vật trên bàn, một người lớn đại diện trong gia đình (thường là ông, bà) thắp hương và đọc bài cúng đầy tháng như sau: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), ngày cháu (nội hay ngoại…họ, tên…) tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Việc cúng đầy tháng cho bé trai không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. Tùy phong tục và điều kiện mà mỗi gia đình có nghi lễ cúng đầy tháng cho bé đơn giản hay phức tạp. Tuy nhiên, dù chọn hình thức nào thì lễ cúng cũng cần được chuẩn bị chu đáo, thể hiện sự thành tâm của gia chủ.

Đồ Cúng Việt
Địa chỉ: Số 27 Đường 5, Kp.9, P. Trường Thọ, Q. Thủ Đức, TP. HCM - Hotline tư vấn: 0854.194.194
CN 1: Số 27 Đường Trần Lê, P. Hòa Xuân, Q. Cẩm Lệ, Đà Nẵng - Hotline tư vấn: 0816.043.043
CN 2: Số 865a, Đường Bĩnh Giã, P.10, TP. Vũng Tàu - Hotline tư vấn: 0703.248.248
CN 3: Số 04TT6.1, Khu đô thị Ao Sào, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội - Hotline tư vấn: 0814.394.394
Email: